sáng chế máy phát điện để tận dụng khí biogas” – anh Dục bật mí khi chúng tôi đến thăm công trình của anh.
Anh Dục cho biết, sản phẩm máy phát điện (đưa vào sử dụng cuối năm 2005) là kết quả của những lần mò mẫm đi mua động cơ xe ô-tô trên thị trường, sau đó biến chúng thành một chiếc máy phát điện hữu dụng cho gia đình.
Anh Dục bộc bạch: “Từ ngày chân ướt chân ráo chăn nuôi heo, tôi đã nghĩ đến chuyện xây dựng mô hình nuôi heo công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường.
Sau này khi gia tăng số lượng heo, tôi đã xây một hầm biogas dung tích 15m3 nên gia đình không phải bỏ ra một đồng nào mua gas phục vụ việc đun nấu.
Đến khi số lượng heo ngày một tăng, khí gas ngày một nhiều, trong khi nhu cầu đun nấu của gia đình có hạn.
Hơn nữa, nhiều lần xả khí gas ra ngoài không khí, gây ô nhiễm môi trường nên tôi nảy ra ý định dùng gas vào chế tạo máy phát điện”.
Sau một thời gian không ngừng tìm hiểu, xem sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng cuối cùng anh lắp đặt máy móc, chạy thử các máy trong gia đình.
Đến cuối năm 2005, anh đã thành công trong việc dùng khí gas chạy máy xay xát. Từ chiếc máy xay xát cồng kềnh chạy được bằng khí gas, anh Dục bắt tay ngay vào việc xây dựng mô hình chạy máy phát điện bằng biogas từ phân heo.
Theo anh Dục, bình thường máy chạy bằng xăng nhờ bộ điều chế hòa khí, nhưng theo cách của anh thì đã “cải tiến” bộ điều chế này để dẫn khí ra từ hầm biogas vào thay cho nhiên liệu.
Khi đề máy nổ, làm cần quay trục nối với đi-ra-mô quay và phát điện.Và anh đã lắp đặt thành công máy phát điện dùng để chiếu sáng cho sinh hoạt gia đình.
Từ chiếc máy chiếu sáng độc nhất vô nhị này, nhiều người dân trong vùng đã đến gia đình anh học hỏi và có ý đặt hàng.
Đứng trước yêu cầu thực tế của nhiều người dân và nhu cầu được “nhân bản” công trình cho nhiều người, anh Dục đã nhận lắp đặt máy phát điện không chỉ cho dân trong vùng mà ra cả thị xã Long Khánh.
Sau đó đến sở thị từng nhà để khảo sát vị trí chuồng trại, hệ thống hầm biogas của họ, rồi tiến hành lắp đặt máy.
Anh Dục nói: “Tùy số lượng chăn nuôi của từng gia đình mà lắp đặt các máy khác nhau. Nếu nuôi khoảng 15- 30 con heo thì chế tạo máy phát điện công suất 2,5 kg là dùng được rồi”.
Được biết, vợ chồng anh Dục trước đây “khởi nghiệp” từ tay trắng. Còn bây giờ, trang trại của gia đình anh đã có trên 1.000 con heo lớn bé, trong đó có hơn 200 con nái.
Đã có khá nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm và anh không ngần ngại hướng dẫn cho nhiều người cách chăn nuôi của mình.
Ông Nguyễn Quang Thạo- Hội nông dân xã Giang Điền – người được anh Dục “nhân bản” công trình này nói với chúng tôi: “Từ ngày có máy phát điện, gia đình tôi không chỉ tiết kiệm được phân nửa số tiền điện phải trả mỗi tháng mà còn khắc phục được tình trạng hôi thối do nuôi heo và ô nhiễm môi trường xung quanh tại địa phương”.
Theo ông Lê Huy Phương – Chủ tịch UBND xã Giang Điền, hiện số hộ chăn nuôi heo trên địa bàn xã với quy mô từ 10 con trở lên chiếm trên 90% tổng số hộ dân toàn xã, trong đó phần đông các hộ dân vẫn cho nước thải chảy ra các cống rãnh hay các hố đào tạm bợ nên rất ô nhiễm môi trường.
Về lâu về dài địa phương cần nhân rộng mô hình của anh Dục cho đông đảo bà con nông dân trong xã để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được tiền bạc.
Tin tức tổng hợp
TAGS: BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN CUMMINS
Xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XNK VÕ GIA
Trụ sở chính: 40/21 Đường HT31, KP1, P. Hiệp Thành, Q.12
ĐT: (028) 6259 4902 – Hotline: 0938.595.888
Kho và xưởng: 990 Quốc Lộ 1A, P Thanh Xuân , Q12, TPHCM
Hotline: 0909 968 122 – 0938.595.888 (Mr Qúy)
Chi nhánh 1: 14 Nguyễn Văn Quỳ, P. Phú Thuận, Q.7, TP HCM
ĐT: (028) 3735 5371 – Hotline: 0983.575.864
Chi nhánh 2: 43 ĐƯỜNG 31, KP3, P. Bình Trưng Đông, Q.2
ĐT: (028) 3735 5368 – Hotline: 0938.149.009
Chi nhánh tại Đà Nẵng: 464 Lê Văn Hiến, Q Ngũ Hành Sơn,, TP. Đà Nẵng
Hotline:0984 547 376
Chi nhánh tại Hà Nội: ¼ Ngõ 1, Định Công, P.Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai
TP.Hà Nội – Hotline: 0909 968 122
Mail: quy@vogia.com.vn
Website: www.mayphatdienvogia.com