Tìm hiểu sắt là gì? – Sắt là một trong những vật liệu không thể thiếu trong hiện tại, con người luôn tìm ra nhiều ứng dụng của sắt trong đời sống. Không những thế còn có thể sử dụng với nhiều vật liệu khác nhau, tạo thành những đồ vật hay vật dụng không thể thiếu ví dụ như ghế, bàn, đồ điện tử, nhà,…
Mỗi ngày lượng sắt cung cấp ra thị trường là rất lớn nhưng lượng sắt thải ra thành phế liệu cũng lớn không kém vì vậy nên việc tái chế sắt để sử dụng lại luôn là một việc rất quan trọng. Thay vì vứt ra ngoài môi trường, bạn nên mang chúng đến các địa chỉ thu mua phế liệu sắt, từ đó tạo ra những đồ vật mới và phòng tránh ô nhiễm môi trường thiên nhiên của chúng ta.
Sắt là gì?
Sắt là kim loại có nhiều trong lớp vỏ và lõi Trái Đất. Kim loại sắt thường được tìm thấy trong các quặng sắt Magnetite hay Hematit và bằng phương pháp khử hóa học để tách được sắt ra khỏi các tạp chất.
Sắt và hợp kim từ sắt chiếm đến 95% tổng khối lượng sử dụng trong ngành sản xuất. Từ sắt nguyên chất, ngành luyện kim chế tạo ra nhiều hợp kim từ nó như gang, thép đen, thép cacbon, thép không gỉ, sắt non… mang những ưu điểm cơ – lý phù hợp và chi phí giá thành cũng cạnh tranh nên các hợp kim này được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Sắt cũng là thành phần quan trọng cấu thành cơ thể sống. Nếu thiếu sắt, con người dễ gặp phải những chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và đời sống.
Đặc điểm của sắt là gì?
- Kí hiệu: Fe.
- Nguyên tử khối: 56.
- Khối lượng riêng: 7.86 g / cm³.
- Điểm nóng chảy là: 1539 ° C.
- Khối lượng nguyên tử: 55,845u.
- Số electron trên mỗi lớp vỏ lần lượt là: 2, 8, 14, 2.
- Số nguyên tử: 26.
Tính chất vật lý của kim loại sắt
Sắt là loại kim loại có màu trắng xám, dẻo, dai, rất dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao lên đến 1539 độ C. Sắt là chất dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có từ tính.
Tính chất hóa học của kim loại sắt
- Sắt có những tính chất hóa học nào? Kim loại sắt có thể phản ứng với phi kim, axit, nước và muối để tạo thành hợp chất. Phản ứng hóa học của kim loại với các chất này có hoặc không có kèm theo chất xúc tác.
Tác dụng phi kim
- Khi đun nóng, sắt phản ứng với hầu hết các phi kim.
- Sắt phản ứng với oxi: 3Fe + 2O2 → Fe3O4
- Fe3O4 là oxit sắt từ, là oxit của hỗn hợp sắt có hóa trị II và III: FeO và Fe2O3
- Sắt phản ứng với phi kim khác: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- Ngoài oxi (O) và lưu huỳnh (S), sắt có thể phản ứng với nhiều phi kim loại khác như Cl2, Br2,… tạo thành muối.
Tác dụng với axit
- Sắt phản ứng với HCl, H2S04 loãng tạo muối sắt (II) và giải phóng H2:
- Fe + 2HCl (loãng) → FeCl2 + H2 ↑
- Fe + 2H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Chú ý: Sắt (Fe) không phản ứng với axit HNO3 đặc, nguội và axit H2S04 đặc, nguội. Vì ở nhiệt độ thường, sắt tạo ra một lớp oxit bảo vệ kim loại không bị “thụ động hóa”, không bị hòa tan.
- Sắt phản ứng với HNO3 đặc nóng, H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt III:
- 2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4) 3 + 3SO2 + 6H2O
- Fe + 6HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3) 3 + 3NO2 + 3H2O
Tác dụng với dung dịch muối
- Khi một kim loại sắt kết hợp với muối của một kim loại yếu hơn, phản ứng tạo ra một muối và kim loại mới.
- Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Tác dụng với nước
- Khi kim loại sắt có thể phản ứng với nước, với điều kiện đun nóng ở nhiệt độ cao.
- 3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (< 5700C)
- Fe + H2O → FeO + H2 (> 5700C)
Điều chế sắt như thế nào?
- Sắt được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện. Dùng chất khử (CO, H2, Al, C) để khử các hợp chất của sắt.
- Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2 (điều kiện nhiệt độ)
- Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (điều kiện nhiệt độ)
- Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3 (điều kiện nhiệt độ)
Khai thác và tái chế sắt
Sắt chiếm (5%) số khối lượng vỏ Trái Đất. Là kim loại khó thấy ở dạng tự do, nó được tách ra từ mỏ quặng Fe bằng phương pháp khử tạp chất. Sắt (Fe) được tìm thấy ở dạng oxit khác nhau như: khoáng chất magnetit,tconit,hematit. Trong thiên thạch có 5% hỗn hợp sắt – niken. Tuy hiếm, nhưng là thành phần chính của kim loại sắt phế liệu tự nhiên ở trên bề mặt Trái Đất.
Sản xuất sắt ( Fe) trong công nghiệp đó là trích xuất từ quặng của sắt, Chủ yếu là quặng hematit ( Fe2O3 ) và Magnetit ( Fe3O4 ) được khử cacbon ( C ) trong lò luyện kim, ở luồng không khí nóng nhiệt độ 2000
Năm 2000, trên thế giới có khoảng 1,1 tỷ tấn quặng Fe được sản xuất, với tổng giá trị là 25 tỷ đôla Mỹ. Được sử dụng sản xuất khoảng 572 (triệu tấn) sắt thô. Khai thác quặng sắt diễn ra tại 48 quốc gia trên thế giới. Nhưng 70% lượng quặng khai thác, được sản xuất bởi 5 nước là Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Brazil, Nga.
Tái chế sắt ngày nay, đang được chú trọng để giải quyết tình trạng dư thừa phế liệu sắt – thép. Giúp chúng ta tiết kiệm lượng tài nguyên Fe trong tự nhiên. Đồng thời, giảm bớt chi phí – công sức trong việc khai thác quặng.
Nhận biệt kim loại sắt và thép
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa sắt và thép, cho rằng chúng giống nhau. Tuy nhiên, kim loại sắt được hiểu là sắt nguyên chất, còn thép là hợp kim, có thành phần chủ yếu là sắt và một số nguyên tố khác. Có thể phân biệt sắt và thép bởi cấu tạo và đặc điểm, tính chất qua bảng sau:
Tính chất | Sắt | Thép |
Bản chất | Kim loại | Hợp kim |
Cấu tạo | Nguyên chất, được tách ra khỏi quặng sắt bằng phương pháp khử | Thành phần gồm sắt, cacbon, silic, mangan… |
Nhiệt độ nóng chảy | 1538oC | 1370oC |
Màu sắc | Trắng xám | Bạc (Màu sắc có thể ảnh hưởng bởi những loại hợp kim khác nhau) |
Ứng dụng | Vi chất bổ sung cho cơ thể
Tạo ra nhiều loại hợp kim |
Là một trong những hợp kim của sắt, ứng dụng đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. |
Khả năng tái chế | Có thể tái chế | Có thể tái chế |
Khả năng chống ăn mòn | Dễ ăn mòn, gỉ sét | Bị ăn mòn nhưng ít hơn sắt. Riêng thép không gỉ, khả năng chống ăn mòn vượt trội hơn hẳn những hợp kim khác. |
Giá sắt phế liệu hiện nay
Tùy từng loại số lượng và chất lượng phế liệu sắt mà nó được thu mua với giá chênh lệch nhau. Mức giá thu mua phế liệu sắt cũng bị ảnh hưởng theo thị trường, nên không giống nhau tại mọi thời điểm.
Giá phế liệu sắt hôm nay có giá dao động: từ 7.000 – 20.000/kg.
Các loại hợp kim của sắt
Khi đã hiểu sắt là gì? chúng cùng tìm hiểu xem sắt có mấy loại hợp kim. Hợp kim của sắt chính là nguyên tố sắt kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra các nguyên vật liệu, vật dụng có tính ứng dụng khác nhau để phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. Hợp kim sắt được tạo ra là để khắc chế các yếu điểm của nguyên tố sắt nguyên chất. Các hợp kim của sắt là:
Gang
Gang chính là một dạng hợp kim của sắt khi kết hợp cùng Cacbon. Trong đó Cacbon chỉ có 2% đến 5% tổng khối lượng. Trong đó có 2 loại gang là gang trắng và gang xám.
Gang trắng sẽ chứa ít cacbon và silic nhất vì vậy chúng có đặc tính rất cứng và giòn. Chất liệu này thường được ứng dụng trong luyện thép.
Đối với gang xem thì đây là loại gang có chứa nhiều cacbon và silic vì vậy chúng rất mềm và không bị giòn như gang trắng. Loại gang này sẽ được ứng dụng để đóng và đúc các vật liệu như: bệ máy, ống nước.
Để sản xuất gang thì nguyên liệu chính không thể thiếu là quặng sắt. Người t sẽ dùng CO để khử các oxit sắt trên bề mặt thành kim loại sắt nguyên chất.
Thép
Cũng giống với gang, thép cũng là hợp kim của sắt chứa cacbon, silic, mangan… Trong đó thép chiếm khoảng 0.01 đến 2% khối lượng trong gang. Thép có 2 loại là thép thường và đặc biệt.
Thép thường sẽ chứa ít cacbon, silic và mangan… nên chúng thường được ứng dụng để làm vật liệu xây dựng và chế tạo vật dụng.
Thép đặc biệt thì có nhiều cacbon, silic và mangan hơn nên sẽ rất cứng và rắn chắc.
Nguyên liệu chính để sản xuất thép có thể dùng dùng cả 2 loại gang nhưng gang trắng thường sẽ được dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó chúng ta sẽ cần thêm cả CaO và khí Oxi. Còn để sản xuất thép thì người ta sẽ dùng oxy để giảm bớt tỷ lệ các thành phần có trong gang như: C, Si, S, P.
Ứng dụng của sắt
Kim loại sắt và các hợp kim của sắt có mặt ở khắp các lĩnh vực từ đồ gia dụng trong đời sống hàng ngày cho đến sản xuất. Sắt được ứng dụng khá phổ biến trong các ngành như:
Sắt và các hợp kim của sắt được sử dụng phổ biến hiện nay. Nó chiếm đến 95% tổng sản lượng các kim loại được sản xuất trên thế giới. Sắt được ưa chuộng như vậy là nhờ vào đặc tính chịu lực tốt, độ dẻo, độ cứng cùng giá thành thấp. Nếu bạn để ý thì sắt có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Vậy công dụng của sắt là gì? Cùng theo dõi sự xuất hiện của sắt ngày nay qua thống kê sau.
- Đồ dùng gia dụng: Bàn ghế, kệ sắt, móc treo, bồn rửa, thùng rác, máy móc thiết bị gia đình như máy giặt, máy xay, máy cắt…
- Đồ dùng nội – ngoại thất: Cầu thang, cửa, cổng sắt, phụ kiện cửa, lan can, hàng rào, chân trụ đèn, tủ, kệ, tượng nghệ thuật, chao đèn…
- Giao thông vận tải: Các loại cầu đường (cầu vượt, cầu đi bộ, cầu vượt sông), đường sắt (đường ray xe lửa), cột đèn đường, khung sườn các phương tiện giao thông (tàu hỏa, xe ô tô, xe máy…)
- Ngành xây dựng: Giàn giáo, chốt, trụ vững, khung cốt thép, lưới an toàn, thanh la, thanh V…
- Ngành cơ khí: Bộ phận máy móc, thiết bị, phụ kiện cơ khí, bát, bản lề. Ngoài ra còn là nguyên vật liệu chủ chốt trong gia công cơ khí những sản phẩm chủ lực, theo kỹ thuật và yêu cầu từ nhiều đối tượng khách hàng.
- Ngành y: Vi chất sắt bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra, còn là nguyên liệu làm giường, tủ y tế, cây treo truyền dịch, xe đẩy, xe lăn…
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất giải đáp khái niệm sắt là gì và các hợp kim của sắt. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về kim loại sắt, đặc điểm và ứng dụng của nó. Nếu như bạn đang có nhu cầu bán phế liệu đồng các loại hãy liên hệ cho Phế Liệu Huy Lộc Phát. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thu mua phế liệu sắt, đồng, nhôm, chì, vải,….giá cao, tận nhà tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc.
Liên hệ bán hàng:
CÔNG TY TNHH THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO HUY LỘC PHÁT
- Trụ sở chính: 225 Lê Trọng Tấn, P. Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân, TPHCM.
- Chi nhánh: 315 Phường Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0901 304 700 – 0972 700 828
- Gmail: phelieulocphat@gmail.com
- Website: https://phelieugiacaouytin.com/
- Social Media: Facebook